HỌC LÀM VIDEO ANIMATION – 12 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ANIMATION CỦA DISNEY

Walt Disney Animation Studio từ trước đến nay vẫn là huyền thoại trong làng điện ảnh hoạt hình. Cuốn sách The Illusion of Life: Disney Animation, xuất bản vào năm 1981, được viết bởi 2 nhà animators lỗi lạc của Disney, Frank Thomas và Ollie Johnston đề cập đến 12 nguyên tắc - những lý thuyết nền tảng cho bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ làm animation. Vì vậy, khi học làm video animation, các animators tương lai nên thuộc lòng những nguyên tắc này. 


lam-video-animation-disney


1. Squash and Stretch (Sự co và giãn của chuyển động)




Những chuyển động co, giãn trong animation khiến cho người xem có thể cảm nhận được trọng lượng, trọng lực, sự sống động của các nhân vật khi chuyển động. Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng có ích  trong cac đoạn hội thoại và biểu lộ cảm xúc của nhân vật. Độ co, giãn của của chuyển động phụ thuộc vào yêu cầu của từng cảnh hoạt hình. Nó được dung trong mọi dạng chuyển động trong animation, từ quả bòng nảy trên mặt mặt đất đến chuyển động đi lại của một người. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi học làm video animation.

2. Anticipation (sự chuẩn bị, lấy đà cho một chuyển động)

anticipation-lam-video-animation

Chuyển động này chuẩn bị tâm lý cho khán giả trước khi nhân vật thực hiện một chuyển động lớn, ví dụ như nhảy, chạy, hay thay đổi biểu lộ cảm xúc. Ví dụ, để chuẩn bị cho thao tác nhảy lên, một người squat xuống để lấy đà. Chuyển động squat xuong đó gọi là anticipation.
Thực tế, ngoài đời thực, mọi hành động của con người cũng đều có anticipation: vận động viên vung gậy trước khi đánh gôn , cầu thủ đá chân ra phía sạu để lấy đà sút bóng,…

3. Staging (Dàn dựng)

lam-video-animation-staging

Giai đoạn dàn dựng vô cùng quan trọng. Hành động và cử chỉ của nhân vật như thế nào? Góc quay của camera như thế nào? Phông nền và ánh sáng như thế nào? Tất cả những yếu tố này cần hòa hợp lẫn nhau và góp phần làm sáng tỏ nội dung câu chuyện đang được truyền tải.

4. Straight Ahead Action and Pose-to-Pose (Sự diễn tiến và Sự Chuyển hoá điệu bộ – Tư thế – Hình dạng)

lam-video-animation-2

Straigh ahead (sự diễn tiến) là vẽ từng khung hình từ đầu đến cuối. Nếu bạn đang tìm các chuyển động thực tế, Straight ahead là lựa chọn phù hợp. Còn Pose to Pose (sự chuyển hóa), bạn cầm vẽ khung hình đâu, khung hình cuối, và một vài khunbg hình ở chính giữa. Sau đó, bạn quay lại và hoàn thành các phần còn lại. Kĩ thuật này sẽ cho bạn nhiều kiểm soát hơn với cảnh và điều chỉnh hiệu ứng của chuyển động.

5. Follow-Through and Overlapping Action (sự kéo theo và chuyển động chồng chéo)

lam-video-animation-follow-through-and-overlapping-action

Overlapping action là diễn tả khi một đối tượng chuyển động, chuyển động của những bộ phận khác trên đối tượng chuyển động với tốc độ khác nhau. Follow-through liên quan đến những bộ phận của một chủ thể tiếp tục chuyển động với quán tính sau khi hoàn thành một chuyển động. Ví dụ, khi một người dừng lại sau khi chạy, tóc của người ấy sẽ tiếp tục chuyển động một vài khung cảnh (frames) trước khi dừng lại. Mục đích của chuyển động này là để tăng tính thực tế của nhân vật, khiến cho nhân vật nhìn sống động và chân thật hơn.

6. Ease-In and Ease-Out (chuyển động khởi đầu, kết thúc mượt)

Ease-In-and-Ease-Out-lam-video-animation


Khi bạn khởi động xe máy để chạy, bạn không cho xe chuyển động ngay ở tốc độ 50km/h, bạn phải cho xe đi từ từ và nhanh dần lên. Ta gọi đó là ease in. Tương tự, khi ta muốn xe dừng lại, bạn không dừng lại ngay tức khắc mà sẽ nhấn phanh cho xe chậm dần lại rồi mới dừng hẳn. Ta gọi đó là ease out. Việc thực hiện hai nguyên tắc này sẽ làm mềm những chuyển động trong video animation, khiến chúng trở nên chân thật và mượt mà hơn.

7. Arcs (hình cung)

lam-video-animation-arcs

Khi làm việc với animation, tốt nhất các bạn nên tuân theo các nguyên tắc vật lý. Hầu hết mọi chuyển động đều đi theo một đường hình cung hay hình hơi tròn. Do vậy, những chuyển động đó cũng cần được truyền tải trong animation. Ví dụ, khi bạn ném một quả bóng, tay banh sẽ chuyển động theo một hình cung và quả bóng cũng sẽ chuyển động bay theo chuyển động hình cung đó.

8. Secondary action (chuyển động phụ)

secondary-action-lam-video-animation

Chuyển động phụ được sử dụng để bổ sung hoặc nhấn mạng chuyển động chính trong một cảnh. Việc thêm những chuyển động phụ giúp thêm chiều sâu cho đối tượng chuyển động của bạn. Chẳng hạn, chuyển động phất phơ của tóc khi một nhân vật chuyển động, hoặc một biểu lộ cảm xúc mà nhân vật thể hiện. Miễn là những chuyển động này không lấn át chuyển động chính, chúng sẽ thêm chiều sâu cho tính cách và nội dung câu chuyện.

9. Timing (căn thời gian)

can-thoi-gian-lam-video-animation

Timing diễn tả những căn chỉnh về số lượng frame để xác định tính cách nhân vật hay để bộc lộ cảm xúc của nhân vật đó. Bằng cách căn chỉnh thời gian của một cảnh, người làm animation có thể làm cảnh đó chậm hơn và mượt mà hơn (với nhiều frame hơn), hoặc nhanh hơn và sắc hơn (với ít frame hơn). Kết hợp những cảnh nhanh, chậm khác nhau trong một cảnh giúp bổ sung tính đặc sắc, thậm chí cả sắc thái cho chuyển động.

10. Exaggeration (Phóng đại)

Một animation hay phải cân bằng được yếu tố thực tế và yếu tố phóng đại. Quá nhiều yếu tố thực tế có thể khiến hoạt hình của bản trông tẻ nhạt và không sống động. Bằng phương pháp phóng đại, bạn có thể đạt được những kết quả tuyệt vời: biểu hiện cảm xúc tốt hơn, sự chính xác,…Phóng đại chuyển động trong animation có thể được diễn tả qua sự bóp méo đặc điểm hình thể hay chuyển động của nhân vật.

lam-video-animation

11. Solid drawing (hình ảnh vẽ chắc chắn)

solid-drawing-lam-video-animation

Solid drawing tuân theo quy tắc của không gian ba chiều. Để tạo dựng animation, các bạn cần nắm vững kiến thức vẽ chuyên môn như: độ tương phản, sáng, tối, cân bằng màu sắc,…

12. Appeal (Tính hấp dẫn)

tinh-hap-dan-lam-video-animation

Tính hấp dẫn là yếu tố vô cùng quan trọng trong animation. Tính hấp dẫn ở đây không phải chỉ là ngoài hình của nhân vật mà còn nó còn bao gồm tính dễ đọc, dễ nhìn của nét vẽ, sự triển khai tính cách nhân vật,...Tất cả những yếu tố đó đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt sự chú ý của người xem và để lại ấn tượng trong họ.

Lời kết, đây là 12 nguyên tắc khi làm animation được đúc kết và áp dụng bởi bao thế hệ animator lỗi lạc. Nếu muốn thành nhà animator chuyên nghiệp, hay đơn giản là một animator giỏi, hãy thuộc lòng những quy tắc này nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến