Hướng dẫn viết kịch bản video giới thiệu công ty trong 6 bước

Kịch bản là xương sống của toàn bộ video giới thiệu doanh nghiệp. Nếu kịch bản của bạn tốt thì quá trình sản xuất phim sẽ mượt mà và dễ dàng đạt được kế hoạch đề ra. Sau đây là 6 bước giúp bạn viết kịch bản video giới thiệu công ty ngắn gọn và hiệu quả nhất.

viet-kich-ban-video-gioi-thieu-cong-ty

Bước 1: Bắt đầu bằng video brief

Để viết một kịch bản video giới thiệu công ty hấp dẫn và đạt được kế hoạch đề ra, trước tiên bạn cần bắt đầu với brief. Brief là bản tóm tắt cô đọng các thông tin căn bản của một doanh nghiệp, đây là loại tài liệu rất quan trọng để làm cơ sở phát triển những ý tưởng sau đó. Một bản brief tốt không những giúp bạn xác định được mục tiêu của video mà còn khiến bạn hiểu rõ người nghe và những giá trị bạn cung cấp cho họ.

Bản video brief phải phải trả lời được những câu hỏi sau:
  • Mục đích của video này là gì?
  • Bạn mong muốn người xem của mình như thế nào sau khi xem video?
  • Ai là người sẽ xem video của bạn và thói quen online của họ là gì?
  • Video của bạn đem lại giá trị gì cho người xem?
  • Bạn định sử dụng những kênh truyền thông nào để đưa video của bạn đến với người xem?

Bước 2: Chuyển thông điệp của bạn thành những câu chuyện

6-buoc-viet-kich-ban-video-gioi-thieu-cong-ty

Với bất cứ phân đoạn nào trong video, bạn đều cần truyền tải một hoặc một vài ý nghĩa nào đó liên quan đến thông điệp cuối cùng (video brief sẽ giúp bạn xác định điều này).

Bạn cần chuyển đổi tất cả ý nghĩa đó thành những câu chuyện cho kịch bản. Tất cả điều này đều phụ thuộc vào mục đích cuối cùng của video và những giá trị đem lại cho người xem. Xây dựng kịch bản video giới thiệu công ty không đơn giản là việc bạn muốn nói, muốn truyền tải điều gì đến khán giả mà đó là việc bạn cần phải nói theo cách “cộng hưởng” với họ.

Những câu chuyện phụ của bạn không cần quá phức tạp, chúng chỉ cần mang tính logic chặt chẽ và liên kết với nhau. Một câu chuyện tốt luôn kích thích trí tò mò của người xem và dẫn họ đến quyết định cuối cùng (call to action), chẳng hạn như tìm hiểu sâu hơn về công ty hay thậm chí là quyết định mua sản phẩm của bạn.

Bước 3: Lưu ý ngôn ngữ truyền đạt

Khi xây dựng kịch bản, hãy luôn nhớ rằng bạn đang viết cho khán giả, chứ không phải cho bạn hay sếp của bạn.

Nhìn chung, bạn cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản và đại chúng, tránh các thuật ngữ chuyên môn. Không quan trọng mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn là B2B (Business to Business) hay B2C (Business to Customer), chỉ những video giới thiệu doanh nghiệp đem lại cảm giác gần gũi với người xem mới truyền tải được thông điệp của bạn. Có thể thấy ngày nay các doanh nghiệp lớn đang dần nhận ra điều này, chẳng hạn như Grab, Be, Durex,..

Bước 4: Viết kịch bản ngắn gọn và đúng trọng tâm

Kịch bản dài sẽ dẫn đến video dài mà chưa chắc đạt hiệu quả cao, thậm chí còn tốn thêm nhiều thời gian và chi phí. “Less is always more” - ngắn gọn, chọn lọc và đúng trọng tâm, thời lượng lý tưởng của video giới thiệu công ty là dưới 10 phút, bạn cần chia độ dài các cảnh, lời thoại phù hợp với khoảng thời gian này. Sau đây là một số bí quyết để bạn tránh được sự lan man, dài dòng khi viết kịch bản:
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và đại chúng
  • Không bao giờ lặp lại chi tiết nào, trừ trường hợp hiệu ứng phim ảnh
  • Cắt các tình tiết không có vai trò quan trọng, những chi tiết phụ nếu đã vượt quá thời lượng
  • Giữ lại những tình tiết độc đáo và unique 

Bước 5: Đọc thử lời thoại thành tiếng

doc-loi-thoai-thanh-tieng-kich-ban-video-gioi-thieu-cong-ty

Giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết luôn có điểm khác biệt rất lớn. Có nhiều từ khi nằm ở trên kịch bản của bạn rất phù hợp cho đến khi bạn đọc to thành tiếng, do vậy sau khi viết kịch bản, bạn nên đọc lại toàn bộ lời thoại, thêm ngữ điệu và cảm xúc nếu cần thiết. Bạn cần chú ý đến thời gian đọc, những từ ngữ, câu thoại gượng và cách nhấn nhá ở mỗi câu.

Bước 6: Kiểm tra lại kịch bản nhiều lần

Sau khi hoàn thiện kịch bản, bạn cần kiểm tra lại nhiều lần cùng những đồng nghiệp khác - những người không cùng bạn xây dựng trong dự án để đánh giá một cách khách quan nhất. Nếu kịch bản của bạn trả lời có được những câu hỏi sau, thì 99% bạn đã thành công:
  1. Kịch bản đã truyền tải được thông điệp chưa?
  2. Xuyên suốt kịch bản có từ ngữ hay phân cảnh nào khó hiểu không?
  3. Kịch bản có đã có tính logic xuyên suốt các cảnh?
  4. Kịch bản đã có lời kêu gọi hành động (Call to action)?
  5. Kịch bản có bị phức tạp và quá dài dòng so với thời lượng của video giới thiệu công ty (<10 phút)?
Xem thêm: Bí quyết xây dựng video giới thiệu công ty chuyên nghiệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến