CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH LÀM HOẠT HÌNH 2D

Làm hoạt hình 2D là loại hình điện ảnh đã được hình thành từ những năm 1900 nhưng vẫn được áp dụng và phát triển cho đến ngày nay. Để sản xuất hoạt hình 2D có rất nhiều bước chi tiết, nhưng để các bạn khỏi bối rối, hôm nay mình sẽ đúc kết quy trình này thành 8 bước cơ bản nhất.   

quy-trinh-lam-hoat-hinh-2d

1. Concepts and ideas (Lên ý tưởng)

len-y-tuong-lam-hoat-hinh-2d

Để tạo được một animation chất lượng cũng như viết một quyển sách hay, đầu tiền, bạn cần lên ý tưởng và nội dung chủ đạo. Nếu đi vào quá trình sản xuất vội vàng mà chưa hình thành được ý tưởng chủ đạo, thành phẩm hoạt hình của bạn có sẽ khả năng bị rời rạc và không nhất quán, do trong quá trình sản xuất, bạn không hình dung được một mục tiêu cụ thể.

2. Script (Lên kịch bản)

len-kich-ban-quy-trinh-lam-hoat-hinh-2d

Xây dựng kịch bản là nền móng không thể thiếu trong quy trình làm hoạt hình 2D. Tất cả các  bước tiếp theo đều phải dựa vào thông tin trong kịch bản. Kịch bản animation thường bao gồm: cốt truyện, địa điểm, hành động, lời thoại, mô tả cụ thể hiệu ứng,...Từ đó, các họa sĩ và animators sẽ dựa vào đó thiết kế và tạo chuyển động. Các bạn cũng cần dựa vào các cuộc hội thoại trong script để thu âm audio cho hoạt hình của mình.

3. Style frame (Tạo style frame)

Style frame là một ảnh chụp nhanh của một khung hình hoàn chỉnh trong animation của bạn. Qua đó, người nhìn phải nắm được tổng thể thẩm mỹ thiết kế của cả animation, với much đích trìn bày ý tưởng thiết kế cho khách hàng để chắc chắn nắm được nhu cầu thiết kế của họ, trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

4. Storyboard (Lên storyboard)

storyboard-lam-hoat-hinh-2d

Trong lĩnh vực làm hoạt hình 2D, storyboard là những khắc họa tương tự như truyện tranh, nó đi theo trình tự của kịch bản và minh họa những chuyển động của các nhân vật bằng nét vẽ. Để lên storyboard, các animators sử dụng bảng bao gồm các khung vuông (chữ nhật) đặt theo trình từ (gọi là bar sheet) để sắp xếp các phân cảnh. Bảng bar sheet sẽ phân chia các hành động, lời thoại, và hiệu ứng của chuỗi phân cảnh. Nó được sắp xếp tương tự như trình tự các nốt nhạc trên một khổ nhạc khi nhạc sĩ soạn nhạc. Trong storyboard, mọi thứ chưa cần chính xác cụ thể từng chi tiết vì nó mới chỉ là phác họa thô của sản phẩm cuối cùng, nhưng vẫn cần nhiều sựu chú ý.

5. Graphics (Thiết kế đồ họa)

Sau khi đã hình thành được storyboard, ta sẽ tiến hành chuyển tải nó thành graphics trên máy tính. Bước này có thể bao gồm rất nhiều thao tác: thiết kế nhân vật, thiết kế cảnh, chỉnh sửa màu sắc, thêm hiệu ứng đặc biệt,… Ta có thể sử dụng Illustrators, Photoshop,...

6. Animation (Làm hoạt hình)

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình làm hoat hình 2D. Khi đó, dựa vào các thiết kế 2D, các animators sẽ tạo các chuyển động, chỉnh hiệu ứng, góc máy, chuyển cảnh...để tạo thành một video animation thu hút thị giác người xem.

7. Sound design (Thiết kế, chỉnh sửa âm thanh)

chinh-sua-am-thanh-trong-quy-trinh-lam-hoat-hinh-2d

Sau khi hoàn thành làm chuyển động cho video animation, ta chuyển đến chỉnh sửa âm thanh. Đây là bước cuối của quy trình animation. Đối với thu âm cho animation, ta có thể thu giọng nói, hiệu ứng âm thanh, nhạc, hoặc kết hợp các yếu tố này. Đối với thu âm giọng nói, với quy mô nhỏ thì bạn có thể tự lồng tiếng hoặc nhờ bạn bè. Nhưng đối với các dự án có quy mô lớn hơn thì bạn sẽ cần thuê các diễn viên lồng tiếng. Thông thường, những diễn viên được thuê sẽ có độ tuổi gần giống với các nhân vật trong kịch bản. Đối với các hiệu ứng âm thanh đặc biệt như tiếng đám đông, tiếng tàu hỏa, tiếng động vật,…bạn có thể sử dụng miễn phí từ trên mạng hoặc tự thu âm nhưng sẽ cần được lọc tạp âm. Lồng nhạc cũng tương tự như lồng hiệu ứng âm thanh vậy. Bạn có thể tải miễn phí, mua bản quyền hoặc tự thu âm. Đối với các hãng hoạt hình có quy mô như Disney and Pixar, nhạc lồng trong phim sẽ được soạn riêng bởi các nhà soạn nhạc. Cuối cùng, các yếu tố này được sắp xếp, chỉnh sửa và phối hợp với nhau để tạo thành những thước âm thanh sống động nhất, tăng ảnh hưởng đến cảm xúc người xem.

8. Chỉnh sửa, hoàn tất và xuất animation của bạn

Để cho ra đời bất kì sản phẩm chất lượng, bước kiểm tra lại, chỉnh sửa, trau chuốt là không thể thiếu. Nếu có những điểm dư thừa hoặc thiếu sót, đây là bước để khắc phục và hoàn chỉnh.

Lời kết, để làm nên một animation 2D không dễ. Nhưng nếu bạn làm theo quy trình này một cách cẩn thận, bạn cũng đã đi được một phần quãng đường rồi.

Xem thêm: Học làm video animation - 12 nguyên tắc cơ bản trong animation của Disney

Nhận xét

Bài đăng phổ biến