Quy trình sản xuất phim doanh nghiệp (phần 2)
Ở phần trước, mình đã chia sẻ những công việc trong giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt tay vào sản xuất phim doanh nghiệp. Ở phần này, mình sẽ mô tả chi tiết 3 giai đoạn: tiền sản xuất, sản xuất và hậu kì và những công việc cần làm trong cả 3 giai đoạn này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục tiêu của bạn là “đánh trúng” vào nhu cầu của người xem, sử dụng chúng để tìm cách truyền tải thông điệp tới họ. Để những buổi họp bàn về concept diễn ra hiệu quả nhất, đội ngũ của bạn nên chuẩn bị sẵn những ý tưởng trước khi đến. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng google sheet/google form để tham khảo ý tưởng của tất cả mọi người từ trước.
Để tạo nguồn cảm hứng cho những ý tưởng độc đáo nhất, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
->>>>> Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết viết kịch bản video giới thiệu công ty tại đây.
Một kịch bản tốt cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
Storyboard là kịch bản được phác họa thành hình vẽ, miêu tả chi tiết từng cảnh quay. Storyboard có thể được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, vẽ tay, vẽ trên máy,.. Storyboard sẽ giúp đạo diễn có những ý tưởng cụ thể để sản xuất phim doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Đây chính là công cụ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất với quá trình sản xuất sắp tới.
Tuy nhiên, có bắt buộc tạo storyboard hay không lại tùy thuộc vào tính chất của mỗi video. Một số video giới thiệu công ty đơn giản chỉ cần một kịch bản chi tiết là quá đủ.
Vào những ngày tiến hành ghi hình và sản xuất phim, bạn không nhất thiết phải có mặt – trừ khi bạn là leader phụ trách tiến độ của toàn team hoặc bạn cần xuất hiện trong video.
Ghi hình chắc chắn là công việc nên giao cho những người chuyên nghiệp, có đầy đủ công cụ cần thiết phụ trách.
Đây cũng là giai đoạn mà bản tóm tắt quy trình sản xuất và kịch bản (có thể đi kèm storyboard) tỏa sáng, đó là để cho đạo diễn có thể nắm bắt được mình cần quay như thế nào. Trong quá trình ghi hình, đạo diễn cần đảm bảo rằng:
Giai đoạn tiền sản xuất
6. Sáng tạo concept
Bản tóm tắt quy trình sản xuất phim doanh nghiệp được coi là điểm xuất phát hoàn hảo, giờ là lúc bạn cần suy nghĩ đến ý tưởng hay concept cho toàn bộ nội dung video.Mục tiêu của bạn là “đánh trúng” vào nhu cầu của người xem, sử dụng chúng để tìm cách truyền tải thông điệp tới họ. Để những buổi họp bàn về concept diễn ra hiệu quả nhất, đội ngũ của bạn nên chuẩn bị sẵn những ý tưởng trước khi đến. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng google sheet/google form để tham khảo ý tưởng của tất cả mọi người từ trước.
Để tạo nguồn cảm hứng cho những ý tưởng độc đáo nhất, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Tham khảo những video độc đáo, thu hút nhiều người xem
- Tập trung vào điểm khác biệt
- Phản ánh insight của đối tượng mục tiêu ở dạng câu hỏi
- Không ngần ngại tạo sự khác biệt, nếu ý tưởng đó phù hợp với bản tóm tắt quy trình sản xuất.
7. Viết kịch bản
Có thể nói, kịch bản là một trong những thứ quan trọng nhất trong quá trình sản xuất phim doanh nghiệp. Kịch bản được coi như một bản kế hoạch chi tiết, liệt kê những đầu việc mà bạn cần thực hiện trong quá trình triển khai. Tất cả những gì được viết trong kịch bản đều sẽ được đưa lên video.->>>>> Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết viết kịch bản video giới thiệu công ty tại đây.
Một kịch bản tốt cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Thu hút, thú vị và tạo một luồng cảm xúc nào đó
- Đánh trúng tâm lý người xem
- Đơn giản, dễ hiểu
- Ngắn gọn và đúng trọng tâm
- Tự nhiên và không bị gượng khi đọc thành tiếng
- Truyền tải được thông điệp chính
8. Tạo Storyboard
Một ví dụ cho storyboard |
Storyboard là kịch bản được phác họa thành hình vẽ, miêu tả chi tiết từng cảnh quay. Storyboard có thể được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, vẽ tay, vẽ trên máy,.. Storyboard sẽ giúp đạo diễn có những ý tưởng cụ thể để sản xuất phim doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Đây chính là công cụ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất với quá trình sản xuất sắp tới.
Tuy nhiên, có bắt buộc tạo storyboard hay không lại tùy thuộc vào tính chất của mỗi video. Một số video giới thiệu công ty đơn giản chỉ cần một kịch bản chi tiết là quá đủ.
9. Lên kế hoạch ghi hình
Kế hoạch ghi hình sẽ bao gồm:- Khảo sát địa điểm quay (trong nhà hoặc bên ngoài)
- Xây dựng đội ngũ ghi hình: đạo diễn, người điều khiển máy quay, ánh sáng, âm thanh
- Kế hoạch casting diễn viên
- Chuẩn bị các dụng cụ, trang phục, đạo cụ cần thiết
- Lên chi tiết thời gian quay cho từng cảnh
- Đảm bảo tính bản quyền cho video
Giai đoạn sản xuất
10. Ghi hình
Ghi hình chắc chắn là công việc nên giao cho những người chuyên nghiệp, có đầy đủ công cụ cần thiết phụ trách.
Đây cũng là giai đoạn mà bản tóm tắt quy trình sản xuất và kịch bản (có thể đi kèm storyboard) tỏa sáng, đó là để cho đạo diễn có thể nắm bắt được mình cần quay như thế nào. Trong quá trình ghi hình, đạo diễn cần đảm bảo rằng:
- Tất cả những diễn viên chính, phụ hay quần chúng đều đã được nghỉ ngơi và sẵn sàng trình diễn một cách tự nhiên nhất.
- Các phân cảnh được thu đủ và dễ dàng chỉnh sửa nhất.
- Bám sát kịch bản và storyboard.
Giai đoạn hậu kì
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất phim doanh nghiệp, bao gồm những công việc sau:Chỉnh sửa video
Sẽ có rất nhiều cảnh quay được ghi lại trong quá trình ghi hình. Editor sẽ lựa chọn ra những cảnh quay đẹp nhất, phù hợp nhất và ghép chúng lại dựa theo kịch bản và storyboard để truyền đạt được thông điệp như mong muốn. Nếu bạn làm việc với một agency bên ngoài, đây là công việc bạn cần theo sát, tránh việc lỗi giao tiếp và sản phẩm cuối cùng không như kế hoạch đề ra.Bổ sung các loại đồ họa và hiệu ứng
Việc chèn thêm các hiệu ứng chuyển cảnh hay hiệu ứng đồ họa tùy thuộc vào tính chất của mỗi bộ phim mà cần ít hay nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên để những hiệu ứng này quá màu mè mà lấn át nội dung và thông điệp của video.Xử lý âm thanh: Lọc tiếng ồn, chèn nhạc và âm thanh thu
Song song với hình ảnh, âm thanh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong video giới thiệu doanh nghiệp. Các hiệu ứng âm thanh nên được bổ sung để video trở nên chân thực và cuốn hút hơn. Kể cả những cảnh đơn giản không có lời thoại, hay chỉ có nền background, bạn cũng nên thêm chút âm nhạc để video thêm sinh động. Âm thanh trong video cần đáp ứng những tiêu chí sau:- Phù hợp với concept và mạch cảm xúc của bộ phim.
- Giúp truyền tải được thông điệp chính.
- Thích hợp với khán giả mục tiêu.
Nhận xét
Đăng nhận xét